BỘ NÃO – HỆ THẦN KINH VÀ THỨC ĂN CHO NÃO

Bộ não con người là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất của cơ thể. Bộ não nặng nặng 1.36kg, giữ nhiều chức năng quan trọng, điều khiển tất cả các chức năng của cơ thể, giải thích thông tin từ thế giới bên ngoài, và là hiện thân của tinh thần và tâm hồn. Trí thông minh, khả năng sáng tạo, cảm xúc và trí nhớ là một trong số rất nhiều thứ do bộ não chi phối.

1. HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm.

Hệ thần kinh thường được chia thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.

  • Hệ thần kinh trung ương bao gồm não, các dây thần kinh sọ và tủy gai.
  • Hệ thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh gai sống bắt nguồn từ tủy gai và hệ thần kinh tự chủ (gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm).
HE-THAN-KINH
HỆ THẦN KINH

2. BỘ NÃO CON NGƯỜI

Bộ não thuộc hệ thần kinh trung ương, được tạo thành từ hai loại tế bào: các neuroncác tế bào đệm.

Nơron

  • là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Mỗi nơron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có bao myelin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh.
noron
Neuron
Cấu tạo của Nơ-ron thần kinh
Cấu tạo của Nơ-ron thần kinh

 

  • Chức năng cơ bản của Neuron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học trong các hoạt động điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể nhằm tạo sự thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài.

Chức năng các thành phần của não

Thành phần và chức năng của não

Đại não

  • Đại não là phần có diện tích lớn nhất và phát triển nhất. Đại não quyết định và thống nhất các hành động của cơ thể. 
  • Trên bề mặt của đại não chứa một hệ thống các tế bào nơron thần kinh và tế bào đệm được gọi là vỏ não. Trong đó, vỏ não được chia thành chất xám và chất trắng.

Chất xám bao gồm tế bào nơron thần kinh, sợi liên kết có hoặc không có bao myelin, tế bào đệm hình sao, synap và các mao mạch. Chất xám trên toàn bộ não tham gia điều khiển hành vi ngôn ngữ, cảm xúc, kiểm soát cơ bắp và các giác quan như thính giác, vị giác. Chất xám góp phần trong tư duy và đưa ra quyết định.

Chất trắng chứa thành phần ít bào quan hơn chất xám, nó được tạo nên bởi các sợi trục bó thần kinh có bao myelin. Chất trắng thường có tác dụng trong điều phối hoạt động của các vùng não khác nhau.

  • Trên đại não thường có nhiều rãnh phân chia vùng đại não thành các thùy như sau:
1. Thùy trán:
  • Nằm ngay phía trước của đại não, dưới trán của chúng ta. Thùy trán có liên quan đến điều khiển các hoạt động kiểm soát cảm xúc, tự điều chỉnh hành vi, sự ức chế, điều chỉnh biểu cảm khuôn mặt. Ngoài ra, thùy trán còn có vai trò trong di chuyển, nói, giải quyết vấn đề và ghi nhớ.
2.Thùy đỉnh:
  • Vị trí của thùy đỉnh là phía sau, trên của đại não. Thùy đỉnh kiểm soát nhiều hoạt động như điều tiết xử lý thông tin của các giác quan định hướng không gian.
3. Thùy chẩm:
  • Vị trí của thùy chẩm là nằm về phía sau của đại não. Thùy chẩm là bộ máy xử lý hình ảnh và thông tin liên quan đến thị giác chính của não bộ, thực hiện các công việc nhận biết và phân tích hình ảnh, không gian, ý thức về biểu cảm, hành động.
4. Thùy thái dương:
  • Nằm ở cả hai bán cầu, tại khu vực gần tai. Thùy thái dương có vai trò xử lý các thông tin giác quan thành nhận thức và ghi nhớ chúng.

Thân não

não-5.webp
Cấu tạo não bộ: Thân não

 

Thân não hoạt động như một trạm chuyển tiếp thông tin với các phần khác của cấu trúc não bộ bao gồm 3 bộ phận chính là não giữa, cầu não và hành não.

  • Não giữa: Có vai trò điều khiển các chức năng liên quan đến thính giác, khứu giác, hành vi vận động, trạng thái thức ngủ và điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
  • Cầu não: Nằm ở bên dưới não giữa và chiếm kích thước lớn nhất so với các bộ phận khác của thân não. Đây là cầu nối giữa những bộ phận khác nhau trong hệ thần kinh, chịu trách nhiệm về hoạt động của các cơ nhai nuốt, kiểm soát hô hấp và phản xạ.
  • Hành não: Đây là nơi xuất phát của nhiều đầu dây thần kinh sọ não quan trọng bao gồm từ dây V đến dây XII, đặc biệt là dây X hay còn gọi là dây thần kinh phế vị. Hành não là trung tâm điều khiển nhiều phản xạ duy trì sự sống như phản xạ điều hòa hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… Vì thế nếu tổn thương hành não sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Tiểu não 

Tiểu não có vị trí nằm bên dưới thùy chẩm, liên quan đến nhận thức và ngôn ngữ, điều khiển những phản ứng như sợ hãi hay vui vẻ. Ngoài ra nó còn có vai trò quan trọng trong điều khiển hoạt động của não về sự chính xác.

3. THỨC ĂN CHO NÃO

  • Bộ não của bạn giống như một chiếc xe hơi. Một chiếc ô tô cần xăng, dầu, dầu phanh và các vật liệu khác để chạy đúng cách.
  • Bộ não của bạn cũng cần các vật liệu đặc biệt để hoạt động bình thường: glucose, vitamin, khoáng chất và các hóa chất thiết yếu khác. 

Ví dụ, nhiên liệu (năng lượng) cho não của bạn là glucose. Bạn có thể nhận được glucose bằng cách ăn carbohydrate hoặc các loại thực phẩm khác có thể chuyển hóa thành glucose.

  • Bộ não của bạn phải sản xuất các protein và chất béo phù hợp để thực hiện những việc như phát triển các kết nối mới hoặc thêm myelin – lớp vỏ bọc chất béo cho sợi trục. Bằng cách tiêu hóa protein và chất béo trong thức ăn và sử dụng các axit amin và axit béo, để tạo ra chất béo và protein não mới.
  • Nếu không có đủ nhiên liệu não của bạn sẽ không hoạt động bình thường. Quá ít (thiếu hụt) hoặc quá nhiều (dư thừa) chất dinh dưỡng cần thiết có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

 

1. Nước

Trong các thành phần cấu tạo não, có khoảng 80% là nước do vậy hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể. Việc thiếu hụt nước có thể làm tăng hormon gây stress, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của não. Vì thế, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để não hoạt động tốt hơn.

2. Đường glucose

Là một chất cung cấp năng lượng giúp não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nó được cơ thể chuyển hóa từ các thức ăn có chứa đường và các chất hydratcarbon. Đó là lý do tại sao uống một cốc nước đường có thể tăng cường trí nhớ, suy nghĩ và khả năng nhận thức. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường sẽ làm suy giảm trí nhớ, vì thế nên ăn một lượng đường vừa đủ sẽ làm tăng trí nhớ mà không sợ bị tăng cân.

Nguồn cung cấp chất đường tốt nhất là từ ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi.

3.Protein (chất đạm) 

Một trong những lợi ích của protein là giúp bạn kéo dài trí nhớ. 

Những nguồn cung cấp protein lành mạnh là các loại hạt bao gồm: các loại đậu, đậu Hà Lan, sản phẩm từ đậu nành, macca, hạt điều, óc chó, hạnh nhân,… Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chuối…

Acid amin là đơn vị cấu tạo của protein. Não bộ cần để chế tạo các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng. Hai loại acid amin quan trọng cho trí não là tryptophan và tyrosine.

  • Tryptophanlà tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin. Cơ thể không tạo ra tryptophan được nên cần thực phẩm cung cấp.
  • Tyrosine cần để sản xuất các chất dẫn truyền hưng phấn trí não là dopamine, epinephrine và norepinephrine. Cơ thể tạo ra được tyrosine nếu trong thực phẩm không có đầy đủ.

Mỗi ngày cơ thể cần từ 45 – 50g chất protein.

4. Choline

Choline là chất giống vitamin, được xem là “món quà” tuyệt vời cho bộ não. Choline có tác dụng giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy loại chất này trong các loại thực phẩm lành mạnh như đậu Hà Lan, gạo…

5. Chất béo omega-3

60% mô não được cấu thành tự nhiên từ mô mỡ, một phần lớn của mô mỡ được cấu thành từ omega-3. Các chất béo cho phép các nơron hoặc tế bào thần kinh tạo ra cấu trúc đặc biệt của chúng ở trong não.

Lượng omega-3 trong lớp màng đôi của các tế bào thần kinh có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó làm tăng tính lưu động và tạo thuận lợi cho việc truyền dẫn tín hiệu và hoạt động chức năng của tế bào thần kinh.

Axit docosahexaenoic (DHA) chiếm 10-20% tổng chất béo của não, là chất béo omega-3 quan trọng nhất đối với não được coi là “gạch xây não người”.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng em bé của các thai phụ chủ động bổ sung omega-3 cho chế độ ăn uống hoặc bằng các sản phẩm bổ sung, tăng chức năng nhận thức dẫn tới sự phát triển ngôn ngữ, thị lực và vận động tốt hơn.

Việc bổ sung các chất béo omega-3 có thể làm tăng lượng glucose đến não, đó có thể là lý do giúp cho chức năng não được tốt hơn.

Omega-3 có trong các thực phẩm lành mạnh như đậu nành, lạc, vừng, ôliu, hướng dương, hạt óc chó, rong biển… 

6. Phospholipid

Là chất giúp tạo myelin bao bọc dây thần kinh dẫn đến việc truyền các tín hiệu chỉ đạo của bộ não tốt hơn.

Phospholipid có nhiểu nhất trong các loại dầu thực vật.

* LƯU Ý:

  • Bên cạnh việc cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho não, cần hạn chế hoặc loại bỏ những chất có hại cho não như các chất béo chuyển hóa (transfatty acid), rượu, thuốc lá…
  • Tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bằng cách ăn xen kẽ các thực phẩm mà não cần, bằng các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
  • Cân bằng giữa ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrat (chất bột), chất béo và chất đạm để não có thể làm việc hiệu quả ban ngày và nghỉ ngơi thoải mái ban đêm.
  • Nên thường xuyên vận động trí não để tránh sa sút trí tuệ. Kích thích tế bào não bằng các trò chơi trí óc như cờ tướng, ô chữ, games…
  • Tập luyện cơ thể đều đặn mỗi ngày để tăng máu huyết lưu thông lên não và đừng để cơ thể bị béo phì.

Hoạt động của bộ não con người là hoạt động quan trọng, thiết yếu. Hãy biết cách chăm sóc và “nạp nhiên liệu” cho nó một cách đúng đắn để cơ thể phát triển khỏe mạnh, luôn minh mẫn và toàn diện về mọi mặt

(NGUỒN: SUCKHOEDOISONG)
5/5 (1 Review)

One thought on “BỘ NÃO – HỆ THẦN KINH VÀ THỨC ĂN CHO NÃO

  1. Pingback: Lợi ích đến từ HẠT HÒA BÌNH - Hạt Hòa Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *