Chúa Giê-su là ai?
Dịp cuối năm, người dân khắp nơi nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ Giáng sinh. Đối với những người theo Tôn giáo, tôn thờ chúa thì đây là một ngày lễ đầy ý nghĩa. Còn mọi người không theo tôn giáo, đặc biệt là những bạn trẻ thì đây cũng là dịp để các bạn đi chơi, check-in, chia sẻ những bức hình đẹp, lan tỏa không khí vui tươi, ấm áp, góp phần làm vơi bớt cái lạnh lẽo của mùa đông băng giá.
Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi ” Chúa Giê-su là ai? Ngày lễ Giáng sinh có từ khi nào? Ý nghĩa của nó là gì?”.
Chúa Giê-su là ai?
Giêsu còn được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc là một nhân vật lịch sử người Do Thái, nhà giảng thuyết, người sáng lập ra Kitô giáo vào thế kỉ thứ 1.
Câu chuyện kể rằng, ngày xưa, trong hoàn cảnh nghèo khổ, Cha và mẹ của Chúa Giê-su khi đó là Giuse và Maria cũng là những người rất nghèo, họ không có nhà cửa mà phải ngủ cạnh máng cỏ nuôi gia súc, đó cũng là nơi sinh ra của chúa.
Được sinh ra trong hoàn cảnh trình độ nhận thức của con người còn hạn chế, bị trói buộc bởi những hệ tư tưởng mê tín, một số người tiên tri nghĩ ra và loan tin rằng đứa bé sinh ra vào những ngày tháng năm đó sẽ làm vua của người Do Thái. Herod Đại đế biết được liền tàn sát tất cả các trẻ em trai mới sinh ở Bethlehem để giết Giêsu, nhưng gia đình Giêsu đã kịp chạy trốn đến Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth.
- Giêsu trải qua thời niên thiếu tại làng Nazareth thuộc xứ Galilea.
- Ngay sau khi chịu lễ Thanh Tẩy (lễ Rửa Tội) bởi Gioan Baotixita, Giêsu bắt đầu đi rao giảng, khi ấy khoảng ba mươi tuổi.
Chúa Giê-su một nhà giáo dục, cải cách xã hội
Theo Kinh Thánh, Giêsu đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilea để giảng dạy và chữa bệnh với uy nghiêm và kỹ năng diễn thuyết điêu luyện.
Giêsu giảng dạy quan điểm về tình yêu thương và đã thu hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Giêsu có mặt.
Giới lãnh đạo Do Thái giáo bao gồm các nhóm quyền lực đối nghịch nhau như nhóm Sadducee và nhóm Pharisêu thường bất đồng với Giêsu. Ông vẫn thường vạch trần tính chuộng hình thức cũng như tinh thần đạo đức giả của người Pharisêu.
Nhiều người xem Giêsu như một nhà cải cách xã hội, những người khác tỏ ra nhiệt tình vì tin rằng ông là vị vua đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc La Mã, trong khi giới cầm quyền xem Giêsu như một thế lực mới đang đe dọa những định chế tôn giáo và chính trị đương thời.
Bị bắt và bị xét xử
Giêsu cùng các môn đồ lên thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt Qua; ông vào Đền thờ Jerusalem, đánh đuổi những người buôn bán và những kẻ đổi tiền, lật đổ bàn của họ và quở trách họ rằng: “Nhà ta được gọi là nhà cầu nguyện nhưng các ngươi biến thành hang ổ của bọn trộm cướp”. Sau đó, Giêsu bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận bởi viên Thượng tế Joseph Caiaphas.
Tòa công luận cáo buộc Giêsu tội phạm thượng và giao ông cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin y án tử hình, không phải vì tội phạm thượng nhưng vì cáo buộc xúi giục nổi loạn.
Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilatus (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Giêsu.
LỄ GIÁNG SINH VÀ Ý NGHĨA
- Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel, Christmas) là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới, tạo thành một phần không thể thiếu của kỳ nghỉ lễ tập trung xung quanh ngày này.
- Mặc dù không rõ tháng và ngày sinh của Chúa Giê-su, nhưng giáo hội vào đầu thế kỷ thứ tư đã ấn định ngày sinh của Người là 25 tháng 12.
- Đối với Kitô hữu, niềm tin rằng Thiên Chúa đến thế gian trong hình hài của con người để cứu chuộc cho tội lỗi của nhân loại, nên không cần phải biết ngày tháng năm sinh chính xác của Giêsu.
- Như vậy LỄ GIÁNG SINH là một ngày kỷ niệm để tưởng nhớ đến Chúa Giêsu và bày tỏ lòng biết ơn đến một người thầy vĩ đại của nhân loại.
Tại sao lại tặng quà vào ngày lễ Giáng sinh
Khi Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược.
- Vàng có ý nói Giê-su là vua,
- Nhũ hương để tuyên xưng Giê-su là Thiên Chúa và
- Mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Giê-su để cứu chuộc nhân loại.
Những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng như hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất.
Ý nghĩa của những món quà:
- Là biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn.
- Mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.
- Ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
GỢI Ý ĐỊA ĐIỂM CHECK-IN DỊP LỄ GIÁNG SINH TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
- Nếu bạn đang băn khoăn không biết đi chơi ở đâu vào dịp lễ Giáng sinh?
- Bạn thích một không gian mới mẻ, sạch đẹp và yên tĩnh.
Thì NHÀ HÀNG HÒA BÌNH là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.