Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật.
- Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, cacbon đioxide, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.
- Hệ tuần hoàn tiếp nhận sản phẩm phân huỷ (chất thái, CO2,..) do tế bào thải ra qua nước mô rồi theo máu đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
Hệ tuần hoàn gồm có: Máu, tim và mạch máu.
Trong tuần với chủ đề HỆ TUẦN HOÀN, cùng tìm hiểu thực đơn 10 món tại TÂM CHAY HÒA BÌNH với chúng tôi nhé.
1. Salad củ dền (củ dền bổ máu)
-
Nguyên liệu:
Củ dền, óc chó, cà chua bi, rau xà lách, hành tây tím.
-
Gia vị
Sốt dầu dấm (dầu oliu, dấm táo, mù tạt vàng, muối, đường).
Lợi ích từ củ dền với sức khỏe:
-
Bổ máu bởi:
- Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền đỏ có tác dụng giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể.
- Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể.
- Tốt cho tim mạch: bởi giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Tăng cường sức đề kháng bởi: Củ dền có nhiều chất xơ và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn.
- Có nhiều vi khuẩn lành mạnh trong hệ tiêu hóa của bạn giúp chống lại bệnh tật và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
- Chất xơ cũng cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
- Do chứa nhiều chất chống ô xy hóa – những chất này ngăn cản sự phá hủy tế bào, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Củ dề chứa nitrat- khi vào cơ thể nó được chuyển đổi thành oxit nitric, một phân tử làm giãn nở mạch máu và làm giảm mức huyết áp.
Tham khảo thêm cách làm SALAD CỦ DỀN tại đây:
2. Miến trộn Hòa Bình
-
Nguyên liệu:
Miến hàn quốc, rau cải ngồng, ớt chuông (xanh, đỏ), hành tây, đậu phụ chiên, nấm sò chiên, vừng, lá hẹ, tiêu.
-
Gia vị:
Xì dầu, đường, hạt nêm.
Lợi ích của các nguyên liệu trong món miến trộn:
- Miến hàn quốc được làm từ bột củ khoai hay củ dong, do nằm dưới lòng đất nên các loại củ chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sự hình thành và phát triển của xương.
- Rau cải ngồng có thể ăn cả lá, thân, chứa nhiều chất diệp lục, chất chống ô xy hóa, giúp ngăn ngừa cách bệnh mãn tính như đau tim, huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu đường…
- Ớt chuông ngoài chứa hợp chất chống ô xy hóa capsaicin còn chứa các vitamin có lợi cho da, mắt.
- Đậu phụ, vừng có thành phần là hạt chứa nhiều chất béo có lợi cho sự hình thành và phát triển của tế bào não.
3. Chả nấm chiên giòn
-
Nguyên liệu:
Nấm sò, nấm kim, cà rốt, rau mùi.
-
Gia vị:
Hạt nêm, muối, tiêu.
Lợi ích từ nấm với sức khỏe:
- Nấm sò rất giàu niacin (vitamin B3), một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ do tuổi tác.
- Nấm sò giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi giàu β-glucans, một loại chất xơ hòa tan trong nước có thể giúp cải thiện mức đường huyết.
- Nấm kim châm rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả chất xơ và vitamin B, các chất chống ô xy hóa…
- Nấm kim châm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch, tăng cường sức khỏe não bộ.
4. Đậu bắp chấm sốt chao
* Nguyên liệu:
Đậu bắp
* Gia vị:
Sốt chao
Đậu bắp ngoài bổ máu còn có tác dụng như:
- Đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
- Bệnh loãng xương: Chất nhầy khi ăn đậu bắp cũng có tác dụng bôi trơn xương khớp.
- Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
5. Rau muống xào tỏi(Bổ máu)
*Nguyên liệu:
Rau muống, tỏi.
*Gia vị:
Hạt nêm, đường, muối, vừng.
Lợi ích của rau muống với sức khỏe:
- Bổ máu: Hàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, nhất là giống rau muống đồng thân đỏ.
- Phòng chống tiểu đường: Một nghiên cứu của Đại học Kelaniya do tiến sĩ Malalavidhane phụ trách đã cho thấy khả năng giảm lượng đường huyết trong máu ở những con chuột bị tiểu đường khi ăn rau muống sống trong một tuần.
- Bảo vệ tim mạch: Rau muống giàu chất chống ô xy hóa, chứa Magie – khoáng chất giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
6. Măng tây xào nấm mỡ
*Nguyên liệu:
Măng tây, nấm mỡ, súp lơ xanh, tỏi
*Gia vị:
Hạt nêm, mắm, muối.
Lợi ích của măng tây và nấm mỡ:
- Măng tây cung cấp một lượng vitamin E và D dồi dào, giàu chất xơ và protein có tác dụng tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.
- Măng tây có chứa chất inulin, là một loại carbohydrate tạo điều kiện cho những vi khuẩn có lợi là lactobacilli và bifidobacteria phát triển và sinh sôi trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Chất xơ trong măng tây cũng có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón.
- Nấm mỡ có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tốt cho tiêu hóa.
- Polysaccharide trong nấm mỡ trắng là một chất chống oxy hóa rất tốt giúp phục hồi và cải thiện các dấu hiệu lão hóa.
7. Củ cải kho dừa (ăn củ cải bổ máu)
*Nguyên liệu:
Củ cải, dừa cùi, nước dừa tươi, hành khô
*Gia vị:
Dầu ăn, mắm chay, hạt nêm, đường, xì dầu.
Tác dụng của củ cải với sức khỏe con người:
- Bổ máu do củ cài chứa Vitamin b12 có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu sắt.
- Giảm đau do chất cay có trong củ cải giúp kháng khuẩn, hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau.
- Lượng nitrat cao trong củ cải có thể làm tăng lượng máu đến não, do đó làm cải thiện chức năng tâm thần, tăng cường sức khỏe não bộ.
8. Canh rong biển
*Nguyên liệu:
Lá rong biển, nấm kim châm, đậu hũ non.
*Gia vị:
Dầu mè, hạt nêm, muối, đường, đường
Rong biển là một thực phẩm bổ máu do:
- Chứa hoạt chất fertile clemen có tác dụng điều tiết hoạt động lưu thông máu.
- Chất fertile clemen sẽ tiêu trừ độc tố, mỡ dư thừa cùng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, làm sạch máu.
- Ngoài ra nguồn magie phong phú, rong biển có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp não bộ được thư giãn và ngăn ngừa các chứng đau đầu.
9. Cơm Hạt Hòa Bình
10. Quả dưa hấu